Lối tư duy tủn mủn giết chết hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết trong 9 tháng đầu năm 2019 đã có 61,5 nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động. Con số này sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi xu hướng starup của giới trẻ đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam, con số thống kê về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp là số liệu nhất định các starup muốn thành công phải tìm hiểu.
Vì sao doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh?
Để đạt được những thành quả trong kinh doanh, việc trải qua thất bại là điều hiển nhiên. Đó là lý do có sự tồn tại của môn học “Quản trị rủi ro” tại các trường kinh doanh trên thế giới.

Quá lạc quan cũng dẫn đến thật bại trong kinh doanh
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp, lý do hàng đầu không phải là do doanh nghiệp không có ý tưởng hay mà do lối tư duy tủn mủn đã giết chết hàng nghìn doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường.
Những lý do khiến doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh
Không đem lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Giá trị thật mà doanh nghiệp mang đến cho xã hội, chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp không hề khẳng định được giá trị mà họ cung cấp cho khách hàng, hình ảnh doanh nghiệp chung chung, mợ nhạt hay thậm chí là nói quá so với những giá trị thực tế mà họ cung cấp đều dẫn đến thất bại.
Không kết nối được với khách hàng mục tiêu
Đây là bài học cơ bản nhất trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng, khách hàng mục tiêu và xây dựng kế hoạch tiếp cận – kết nối với họ trên thị trường để biến họ thành khách hàng tiềm năng – khách hàng thực tế.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thất bại vì không hiểu khách hàng (Ảnh: internet)
Để làm được sự kết nối này, doanh nghiệp cần thấu hiểu được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tiếp đến là xác định các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
Bước quan trọng nhất trong việc kết nối khách hàng là giúp khách hàng nhận biết và hiểu rõ những giá trị mà doanh nghiệp bạn mang lại.
Những sai lầm khi chuyển đổi kế hoạch kinh doanh
Chuyển đổi kế hoạch kinh doanh là bước tiến bắt buộc của mọi doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển, sự phù hợp với thị trường hiện đại và nâng tầm thương hiệu.

Con số đáng báo động với các doanh nghiệp đang có ý định chuyển đổi số (Nguồn: Resources.base.vn)
Trong bước chuyển đổi kế hoạch kinh doanh, chỉ số lợi nhuận theo chi phí đầu tư (ROI) là chỉ số khiến phần lớn các doanh nghiệp lao đao, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
Chỉ số ROI yêu cầu bạn phải chú ý đến các con số liên quan như:
- Chi phí đầu tư bộ máy quản lý vận hành.
- Chi phí marketting.
- Tổng hợp các chi phí đầu vào của sản phẩm/dịch vụ.
- Giá cung cấp sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.
Đặc biệt là số liệu phân tích thống kê số lượng khách hàng sẵn sàng chấp nhận hướng chuyển đổi của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn chuyển đổi, không kiểm soát được ROI trong hạn mức cho phép hoặc dùng tư duy tủn mủn để bảo vệ chỉ số ROI đều dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh.
Không tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường
Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới và doanh nghiệp Việt Nam đã “chết” đau thương khi quá tự tin vào vị trí thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường mà bỏ qua sức cạnh tranh nhỏ bé của doanh nghiệp mới.
Xu hướng phát triển của thị trường đã chứng minh, sức cạnh tranh của thị trường ngày càng lớn. Doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ hiện tại mà còn chịu sức ép cạnh tranh từ những doanh nghiệp tiềm năng và những sản phẩm/dịch vụ liên ngành.
Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải thường xuyên xây dựng những khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng chính là sự lý giải hợp lý khi các doanh nghiệp cạnh tranh so sánh sự thành công qua “số liệu lỗ”.
Lãnh đạo thiếu chiến lược và khả năng lèo lái doanh nghiệp trên thị trường mở
Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh nghiệm không còn được tính căn cứ trên độ dài thời gian làm việc mà được tính căn cứ trên khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để xử lý vấn đề hiệu quả nhất.

“Cắn bẫy tư duy” là lỗi của nhiều nhà lãnh đạo khiến doanh nghiệp sa sút
Để tránh được thất bại trong kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp cần có chiến lược hợp lý cho sự phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho thế hệ tiếp nối có cơ hội trải nghiệm và phát huy khả năng đóng góp cho doanh nghiệp.
Để làm được điều này, người lãnh đạo doanh nghiệp phải loại bỏ được tư duy bảo thủ, dám thừa nhận thực tế, chấp nhận rủi ro, xác định được thực tại của doanh nghiệp, từ bỏ thói quen ôm đồm công việc và định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực.
Hãy nhớ, tư duy của bạn ở đâu, xã hội sẽ đặt bạn đúng vị trí đó.
Theo Luxury-inside

- bài viết liên quan
-
Việt Nam : Doanh nghiệp địa ốc trong “cuộc đua phá sản”
Năm 2019, gần 700 doanh nghiệp địa ốc tuyên bố phá sản. Nhiều chuyên gia cho rằng đó là sự sàng lọc cần thiết.January 10 at 12:14 am -
Việt Nam : Bất động sản gặp khó, doanh nghiệp địa ốc đua nhau phá sản
Năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu trong nhóm những ngành kinh doanh có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%.January 5 at 6:41 pm -
Biến cố phá sản vỡ nợ, Phước Sang - Kim Thư sống thế nào sau 7 năm ly hôn?
Phước Sang - Kim Thư là cặp vợ chồng nghệ sĩ vừa giàu vừa giỏi nhưng sau một biến cố, cuộc đời của họ đi theo những hướng khác.December 6 at 11:38 am -
Victoria Beckham đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ nghìn tỷ
Tưởng rằng người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng thế giới thì sẽ kinh doanh thành công nhưng hãng thời trang của phu nhân nhà Beckham lại là ngoại lệ.November 28 at 11:19 pm